Nghiên cứu giảm thiểu CO từ nhiên liệu BIOMASS

3.2. Điều tra, khảo sát, phân loại số lượng, chủng loại và lượng phát thải CO của các lò hơi

Về cấu tạo của lò
Vỏ và thân lò: Căn cứ vào số liệu đã khảo sát 213 lò hơi trong và ngoài KCN/KCX có công suất nằm > 2 tấn/giờ: tất cả các lò đều là loại lò thủ công, tỷ lệ đạt 100%. Cấu tạo của lò bình thường và có tính cổ điển như các loại lò công suất vừa và nhỏ. Thành lò được xây dựng bằng gạch cách nhiệt; cấu tạo hình chữ nhật chiếm 75%; hình chữ nhật có vòm hình tròn chiếm 25% còn lại. Bên ngoài tường gạch thường có vỏ bằng thép dày 10 mm; kết cấu lò khá vững chắc nhằm tránh hiện tượng nứt vỏ lò.
95,75% ghi lò là ghi cố định bằng gang; 4,25% là lò hơi có ghi xích, chuyển động thuận chiều.
Cửa cấp nhiên liệu vào lò: cấp trực tiếp vào cửa phía trước chiếm 38,2%; cấp trực tiếp vào các cửa bên hông lò chiếm 61,8%. Hầu hết các cửa lò đều làm bằng thép, trong đó 75,28% cửa lò có lớp cách nhiệt; số còn lại chỉ có lớp thép dày (10 – 20) mm;
Cửa lấy tro xỉ: cửa lấy tro xỉ hầu hết là hình chữ nhật (chiếm 87,53%), phần còn lại là hình vuông (chiếm 16,47%). Các cửa lò bố trí ngay dưới cửa cấp liệu phía trước thường sử dụng cho các loại lò công suất nhỏ chiếm 29,35%; phần còn lại là cửa bố trí bên hông lò và thường có nhiều cửa chiếm 70,65%.
Về quá trình cấp nhiên liệu vào lò
Khoảng 80% các các lò cấp liệu vào lò là bằng thủ công; với than đá công nhân dùng xẻng cấp vào lò hoặc bằng tay. Hầu hết than đá dùng ở đây là than cục vì nhiệt trị khá cao và thích ứng với lò ghi cố định. Hiện tại số lò đốt than hầu hết đã chuyển sang đốt củi ép do giá thành than đá rất cao. Với củi ép hay thường gọi là viên nén ở nhiều hình dạng khác nhau thường được đóng trong bao thì quá trình cấp chúng vào lò thường cấp nguyên bao. Ngay cả với củi thanh được bó thành từng bó cũng được cấp vào nguyên bó. Đây là cản trở khá lớn cho quá trình cháy vì sau khi cấp vào lò dù là dạng bao hay dạng bó thì công nhân vẫn để nguyên tự chúng bốc cháy, không chọc hoặc xới chúng ra khỏi bao để giúp quá trình cháy nhanh và triệt để hơn.
Trong thực tế các lò đốt mùn cưa và trấu thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ; trong số các lò đã khảo sát số lò hơi đốt răm bào pha lẫn đầu mẩu củi chỉ chiếm tỷ lệ 15,2%; việc khảo sát và tiếp cận các lò này khá khó khăn do tính nhạy cảm của việc phát thải khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm thường vượt rất cao so với QCVN 19:2009/BTNMT.

Về quá trình cấp nhiên liệu vào lò
Khoảng 80% các các lò cấp liệu vào lò là bằng thủ công; với than đá công nhân dùng xẻng cấp vào lò hoặc bằng tay. Hầu hết than đá dùng ở đây là than cục vì nhiệt trị khá cao và thích ứng với lò ghi cố định. Hiện tại số lò đốt than hầu hết đã chuyển sang đốt củi ép do giá thành than đá rất cao. Với củi ép hay thường gọi là viên nén ở nhiều hình dạng khác nhau thường được đóng trong bao thì quá trình cấp chúng vào lò thường cấp nguyên bao. Ngay cả với củi thanh được bó thành từng bó cũng được cấp vào nguyên bó. Đây là cản trở khá lớn cho quá trình cháy vì sau khi cấp vào lò dù là dạng bao hay dạng bó thì công nhân vẫn để nguyên tự chúng bốc cháy, không chọc hoặc xới chúng ra khỏi bao để giúp quá trình cháy nhanh và triệt để hơn.
Trong thực tế các lò đốt mùn cưa và trấu thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ; trong số các lò đã khảo sát số lò hơi đốt răm bào pha lẫn đầu mẩu củi chỉ chiếm tỷ lệ 15,2%; việc khảo sát và tiếp cận các lò này khá khó khăn do tính nhạy cảm của việc phát thải khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm thường vượt rất cao so với QCVN 19:2009/BTNMT.

Về quy trình vận hành lò
Theo kết quả khảo sát cho thấy 80% các lò đều vận hành bằng kinh nghiệm của công nhân; 20% lò hơi có quy trình vận hành chế độ đốt bằng tự động hay phần mềm cài đặt sẵn. Việc cấp khí vào lò và hút khí thải ra của các quạt gió đều điều chỉnh bằng tay; một số có biến tần; một số không có biến tần. Thông thường khi cấp nhiên liệu vào lò, công nhân thường chỉnh không khí cấp vào lò, sau khoảng 2 – 5 phút sẽ thay đổi việc cấp khí bằng cách điều chỉnh biến tần lần nữa và thường không theo dõi quá trình cháy trong lò; chờ cho khi nào hết nhiên liệu sẽ cấp tiếp.
Với một số lò hơi đốt mùn cưa; bã điều thường việc cấp gió vào một phần từ dưới ghi; các quạt gió này thường cũng ít khi điều chỉnh lưu lượng. Một phần không khí cấp vào lò trực tiếp qua việc cấp nhiên liệu thông qua quạt thổi mùn cưa hay răm bào vào lò. Thông thường việc cấp liệu này ít khi có điều chỉnh vì nếu thay đổi lưu lượng không khí cấp vào sẽ không đủ áp lực để thổi nhiên liệu vào lò. Đây là nguyên nhân luôn tạo ra không khí dư quá nhiều; chưa kịp cháy hết; mặt khác sẽ làm giảm cả nhiệt độ của buồng đốt làm cho quá trình cháy không hoàn toàn có thể xảy ra liên tục.

Nguồn: Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ: CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG. TẬP 2. SỐ 1. 2018

Link download tài liệu:

https://drive.google.com/file/d/1gsZNiYuMgk8oAoSq-s2FdeR8g13jEIGE/view

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one