Hướng dẫn vận hành lò hơi tầng sôi

I. CHUẨN BỊ ĐỐT NHÓM LÒ

  1. Vệ sinh sạch các lỗ của vòi phun gió trong buồng đốt.
  2. Vệ sinh sạch buồng đốt và hộp thông gió qua cửa đáy.
  3. Chuẩn bị nhiên liệu.
  4. Chuẩn bị giẻ vụn: 7 ¸ 10kg,
  5. Chuẩn bị dầu Diezel: 20 lít.
  6. Khởi động quạt ID, FD. Chỉnh tiết lưu để áp suất buồng đốt ở -2 ¸ -5 mm cột nước. Đánh dấu vị trí của tiết lưu cho trạng thái tầng sôi đã kiểm tra. Cuối cùng đóng hẳn van gió của các quạt ID và FD.
  7. Châm lửa vào buồng đốt, duy trì cho lớp giẻ cháy đều trên khắp bề mặt.
    • Quan sát buồng lửa và dùng trang nhỏ san đảo để nhiên liệu từ chỗ đã cháy đều sang chỗ chưa cháy làm cho khắp mặt buồng đốt cháy đều với ngọn lửa màu đỏ.
    • Khởi động quạt đẩy và tiến hành mở rất từ từ và nhỏ van gió quạt đẩy tùy theo mức độ cháy của nhiên liệu. Lúc này nhiên liệu dần cháy mãnh liệt ngọn lửa có màu đỏ sáng hơn trước nhiệt độ buồng đốt tăng dần. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng, phải đặc biệt chú ý liên tục quan sát màu sắc của lửa nhiên liệu. Khi thấy nhiên liệu cháy mãnh liệt ngọn lửa có màu đỏ sáng là được.
    • Nếu ngọn lửa trở nên đỏ tối, nhiệt độ buồng đốt có xu hướng giảm thì giảm gió quạt đẩy (khoảng 5 ¸ 10 mm cột nước) và tiếp tục theo dõi trạng thái buồng đốt. Nếu thấy có xu hướng tăng nhiệt độ thì dừng giảm gió, nếu thấy nhiệt độ tiếp tục giảm thì lại tiếp tục giảm gió cho đến khi đạt trạng thái nhiệt độ buồng đốt ngừng giảm rồi sau đó lại tăng dần.
    • Trong thời gian duy trì sự cháy chậm với ngọn lửa màu đỏ của than hoa, gia nhiệt đều cho nhiên liệu làm cho nhiệt độ buồng đốt tăng đều, chậm phụ thuộc vào các yếu tố chính là: Chất lượng, độ ẩm của cát nhiệt độ ban đầu của cát của môi trường xung quanh và quan trọng nhất là quá trình thao tác đốt lò của người thợ.
  1. Tiếp tục giám sát sự cháy của nhiên liệu, nếu nhiên liệu đã cháy đều thì tiến hành điều chỉnh từ từ van gió quạt đẩy (FD) và quạt hút (ID) một cách tương ứng tăng dần để giường cát đạt đến trạng thái tầng sôi. Ở giai đoạn này chú ý:
    • Tốc độ điều chỉnh van gió tăng dần để đạt trạng thái nhiên liệu cháy mạnh, nhiệt độ buồng đốt tăng nhanh thì tốc độ điều chỉnh nhanh và ngược lại.
    • Việc điều chỉnh tăng quá mức cần thiết van gió quạt đẩy, quạt hút so với yêu cầu của trạng thái buồng đốt có thể dẫn đến làm nguội buồng đốt, gây tắt lò.
  1. Duy trì trạng thái tầng sôi nói trên, hai đầu đọc nhiệt độ phải có tầng sôi tốt để can nhiệt đo đúng nhiệt độ thật của buồng đốt. Giữ cho nhiên liệu cháy đều và giữ cho nhiệt độ buồng đốt tăng chậm dần đến nhiệt độ cấp nhiên liệu. Ở giai đoạn này nều nhiệt độ buồng đốt không tăng lên được hoặc tăng quá chậm thì giảm gió cho phù hợp, nếu nhiệt độ tăng lên quá nhanh thì tăng gió cho phù hợp.
  2. Quan sát nhiệt độ buồng lửa để điều chỉnh tăng dần áp suất quạt đẩy, điều chỉnh tương ứng van gió quạt hút để có áp lực buồng đốt -2 ¸ -5mm cột nước. Đồng thời với quá trình tăng dần tốc độ cấp nhiên liệu để tăng dần nhiệt độ buồng đốt. Lúc này nhiên liệu đã đạt đến trạng thái tầng sôi hoàn toàn, lò bắt đầu cháy ổn định. Khi nhiệt độ buồng đốt đạt 700 ¸ 7200C thì kết thúc quá trình điều khiển các van gió để duy trì tầng sôi ổn định của nhiên liệu. Từ giai đoạn này chỉ có điều chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu để khống chế nhiệt độ buồng đốt ổn định ở trong khoảng 800 ¸ 8500
  3. Khi thấy hơi xì ra qua van xả khí (van hơi phụ), để cho hơi xì xả hết không khí trong khoang hơi thì đóng van xả khí lại. Quan sát đồng hồ áp lực, nếu áp suất lò đạt đến áp suất làm việc thì tiến hành mở van hơi chính để hòa hơi cấp cho sản xuất.

II. VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI

  1. MỤC ĐÍCH
    • Giúp cho người sử dụng hiểu được quá trình vận hành của thiết bị.
    • Giúp đỡ người dùng trong việc khởi động và dừng thiết bị.
    • Đưa ra chỉ dẫn cho người dùng duy trì những yêu cầu thông thường.
    • Giúp cho người dùng định vị một cách chính xác những khuyết điểm, bất cứ khi nào có bất cứ cái gì xảy ra và giúp người dùng xử lý một cách chính xác.
  1. CHÚ Ý QUAN TRỌNG:

Những điểm sau đây phải được làm theo một cách chính xác khi vận hành lò hơi:

    • Phải đảm bảo những yêu cầu của nước cấp khi cấp cho lò hơi. Bất kỳ sự sai lệch nào về phẩm chất của nước có thể dẫn đến vài vấn đề nghiêm trọng trong quá trình vận hành nguyên nhân là do lắng đọng cáu bẩn …
    • Không bao giờ để xảy ra tình trạng không quan sát được mức nước trong ống thuỷ.
    • Động cơ của quạt / bơm có độ lớn đáp ứng đủ tải (ở nhiệt độ làm việc) tránh làm cho động cơ bị quá tải.
    • Không vận hành lò hơi dưới 50% tải khi đó sẽ dẫn tới lớp sôi không tồn tại và phát sinh một số vấn đề khác trong vận hành.
    • Nhiệt độ tầng sôi không bao giờ đượccao quá 900 0C.
  1. NHỮNG CHỈ DẪN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

Bắt đầu khởi động cần làm các bước sau:

    • Kiểm tra mức nước trong lò hơi.
    • Kiểm tra bể chứa nước mềm đảm bảo đầy.
    • Chọn bơm cấp 1 hoặc 2 để vận hành.
    • Mở vale xả khí. Bật công tắc ở vị trí cấp nước. Bơm cấp sẽ bắt đầu khởi động và mức nước bắt đầu tăng lên trong lò hơi. Đèn bơm cấp sẽ mở. Sau đó đến mức làm việc bơm cấp sẽ dừng và đèn này sẽ tắt.
    • Đóng Vale hơi chính.
    • Đóng vale khói của quạt ID&FD đến mức tối thiểu.
    • Kiểm tra và bảo đảm rằng tất cả các thiết bị khác ở điều kiện hoạt động tốt.
    • Để công tác quay vào vị trí đốt lò. Nếu mức nước là thấp còi báo động sẽ kêu. Để công tắc quay vào vị trí cấp nước cho đến khi mức nước là đủ.
    • Dần dần mở thêm van gió ID&FD để tăng quá trình cháy. Mở van gió quá mức có thể làm lạnh tầng sôi. Theo dõi áp lực khí và nhiệt độ của tầng sôi.
    • Cấp nhiên liệu nếu cần thiết để duy trì nhiệt độ tầng sôi.
    • Để vận hành bình thường, nhiệt độ tầng sôi sẽ được điều chỉnh trong khoảng 800 ¸ 8500C, áp suất trong buồng đốt khoảng -2 ¸ – 5 mm nước. Tuy nhiên những thông số này sẽ phụ thuộc vào điều kiện của phụ tải và chất lượng nhiên liệu.
    • Ở điều kiện không đổi, chú ý bộ điều tốc, vị trí van gió, áp suất gió và nhiệt độ tầng sôi tương ứng với phụ tải khác nhau.
  1. DUY TRÌ CHĂM SÓC LÒ HƠI ĐANG VẬN HÀNH
    • Người vận hành phải thực hiện nghiêm ngặt qui trình, quy phạm đã ban hành trong khi vận hành lò hơi. Mọi thông số kĩ thuật cần thiết và tình trạng hoạt động của lò hơi phải được ghi vào sổ theo dõi vận hành để làm cơ sở cho việc đánh gía đúng chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật nhằm đưa lò hơi vào chế độ vận hành tối ưu, cũng như tìm giải pháp kĩ thuật đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho lò hơi.
    • Tùy theo mức độ mang tải của lò hơi mà điều chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu cho phù hợp, không để lò hơi bị tăng áp suất quá mức gây tự dừng lò hoặc tụt nhiệt độ gây tắt lò. Duy trì nhiệt độ buồng đốt luôn ở trong khoảng 800 ¸ 8500 Hạn chế đốt lò dưới 50% công suất để tránh đọng bám các sản phẩm lên bề mặt các ống lửa, bộ hâm nước và đường thải gió, dẫn đến giảm hệ số truyền nhiệt của lò hơi.
    • Điều chỉnh áp suất quạt đẩy để duy trì tầng sôi của nhiên liệu, luôn duy trì áp suất buồng đốt ở – 2 ¸ – 5mm cột nước.
    • Nếu nhiệt độ buồng đốt tăng quá mức có thể giảm tốc độ cấp nhiên liệu.
    • Nếu nhiệt độ buồng đốt giảm nhanh xuống dưới 7000C thì phải tiến hành giảm áp suất gió quạt đẩy quạt hút (mà vẫn duy trì tầng sôi đều khắp), giảm tốc độ cấp nhiên liệu về mức thấp và quan sát chặt chẽ ngọn lửa, nếu thấy buồng lửa có màu đỏ tối vẫn lác đác có ánh xanh của lửa nhiên liệu thì giữ nguyên hiện trạng buồng đốt để nhiệt độ tăng chậm và lập lại quá trình đã nêu trong giai đoạn nhóm đốt lò cho đến khi nhiệt độ buồng đốt đạt 8000C thì trở lại duy trì lò bình thường.
    • Trong ca người vận hành phải đi kiểm tra toàn bộ các thiết bị thuộc khu vực lò đang vận hành để kịp thời phát hiện những hiện tượng hoạt động không bình thường của chúng như: Tiêng kêu lạ, nóng quá mức cục bộ, xì hở van, bích, rung động bất thường. Đặc biệt chú ý kiểm tra các thiết bị báo động và an toàn của lò hơi.
  1. DỪNG LÒ

Giữ nguyên lò ở chế độ vận hành bình thường và thứ tự tiến hành các thao tác sau đây:

    • Dừng cấp nhiên liệu.
    • Đợi cho đến khi nhiệt độ buồng đốt giảm xuống dưới 4000C thì tắt quạt đẩy, quạt hút. Để mở hẳn các cửa xem lửa, mở hết cỡ van gió quạt hút để lò tiếp tục nguội đi bằng gió đối lưu tự nhiên. Bật công tắc bơm cấp nước.
    • Đóng van hơi chính, sau đó từ từ nhẹ nhàng mở van xả khí (van hơi phụ) để hạ áp suất lò hơi và để van xả khí ở trạng thái mở để tránh mở ở trạng thái mở để tránh tạo áp lực chân không trong balông lò hơi khi nước trong lò nguội đi.
    • Quá trình cháy hết nhiên liệu, làm nguội tự nhiên của lò hơi đến độ lò không tự sinh hơi được nữa mất khoảng 2h. Lúc này công tắc đang ở bật nên nếu mực nước lò tụt xuống dưới mức trung bình bơm cấp sẽ tự chạy cấp nước bổ sung vào lò hơi.
    • Để cho buồng đốt nguội hẳn đi thì tiến hành xả đáy lò hơi, các ống góp, các ống thủy tối sáng và các áp kế. Quá trình xả đáy lò hơi và các ống góp tiến hành cho đến khi tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước lò ít hơn 3500 ppm. Trong khi xả đáy nếu mức nước trong lò cạn xuống dưới mức trung bình bơm cấp nước sẽ tự chạy cấp nước bổ xung vào lò. Tuy vậy phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo chắc chắn rằng mức nước lò luôn hiện diện trong ống thủy trong suốt quá trình xả đáy và khi xả đáy xong phải ở mức nước làm việc. Sau đó ngắt cầu dao chính cắt điện hoàn toàn khỏi tủ điện.
    • Để nước trong lò nguội xấp xỉ nhiệt độ môi trường thì đóng chặt tất cả các van của lò hơi gồm: Van hơi chính, van hơi phụ, van nước cấp, các van xả đáy các loại.
    • Đưa toàn bộ hệ thống cấp nước gồm các bơm, bể, van, đường ống…vào trạng thái dừng.
    • Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ lò hơi và các bộ phận phụ trợ. Kết thúc quá trình hoạt động của lò hơi.
  1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN LÒ HƠI ĐANG VẬN HÀNH.

a. Khống chế đường gió và khói.

    • Gió và khói ở nhiệt độ thấp có tỉ trọng lớn nên có thể làm tăng tải của quạt hút gây quá tải khi mở to van gió. Vì vậy khi nhiệt độ buồng đốt còn thấp thì không được vận hành quạt hút với van gió mở to và thao tác mở van gió phải làm từ từ để đảm bảo an toàn cho quạt. Lượng gió cần thiết cho sự cháy và khói lửa sinh ra tỷ lệ thuận với khối lượng và sự cháy của nhiên liệu. Tải định mức của các động cơ điện được tính toán cho chế độ làm việc đầy tải của lò hơi ở nhiệt độ làm việc của nó 750 ¸ 8500
    • Quạt đẩy cấp gió cho sự cháy của nhiên liệu. Van gió của nó được điều chỉnh phù hợp với lượng nhiên liệu cấp vào lò để duy trì nhiệt độ làm việc tối ưu của buồng đốt.
    • Quạt hút được điều chỉnh chỉ để duy trì áp suất buồng đốt luôn ở trong khoảng từ -2 ¸ -5 mm cột nước.

b. Khống chế nhiên liệu.

    • Lượng nhiên liệu cấp vào lò được khống chế bằng cách điêu chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu sao cho phù hợp với mức độ mang tải của lò hơi và được tải đều trên khắp buồng đốt.
    • Khi thay đổi lượng cấp nhiên liệu trong một khoảng rộng thì phải điều chỉnh một cách phù hợp van gió quạt hút, quạt đẩy để duy trì trạng thái tối ưu của buồng đốt.

c. Khống chế nhiệt độ khói.

    • Bộ chỉ thị và khống chế nhiệt độ khói giúp ta biết được nhiệt độ hiện hành của luồng khói và tác động dừng lò khi nhiệt độ khói tăng quá mức đã đạt ( trong khoảng 280¸3000C) để đảm bảo an toàn cho lò hơi (dừng tất cả các quạt và bộ cấp nhiên liệu),
    • Nhiệt độ khói tăng quá mức có thể do nước bị cạn hoặc buồng đốt cháy quá mãnh liệt, nhiệt độ buồng đốt lên quá cao không điều khiển được. Vì vậy khi nhiệt độ khói bị tăng cao thì phải dừng lò tìm rõ nguyên nhân và khắc phục xong mới được vận hành lò trở lại.

d. Khống chế nhiệt độ buồng đốt.

    • Nhiệt độ buồng đốt được chỉ thị và khống chế bằng bộ điều khiển nhiệt độ. Nó cho biết nhiệt độ hiện tại của buồng lửa, báo động bằng còi và tác động dừng bộ cấp nhiên liệu khi nhiệt độ buồng đốt cao hoặc thấp quá nhiệt độ đặt. Khi đó các quạt vẫn chạy, tầng sôi vẫn được duy trì để người vận hành có thể tiếp tục thao tác đưa lò hơi dần trở về chế độ hoạt động bình thường.
    • Để bộ điều khiển nhiệt độ báo đúng nhiệt độ của buồng đốt và không tác động sai phải luôn đảm bảo trạng thái tầng sôi của buồng đốt nhất là vùng lân cận hai đầu đọc nhiệt độ. Đồng thời phải đảm bảo sự tiếp xúc tốt tại các điểm đấu dây và không được làm chập đứt các dây dẫn từ bộ điều khiển nhiệt độ đến các đầu đọc nhiệt độ khi thao tác sục đẩy các đầu đọc đó trong khi vận hành lò.

e. Công tắc áp suất hơi.

    • Công tắc áp suất hơi có tác dụng dừng lò khi áp suất tăng quá mức đã đặt và tự động khởi động lại lò khi áp suất lò tụt xuống đến mức đã đặt thấp hơn.
  1. LƯU Ý KHI VẬN HÀNH

Để chuẩn bị cho nó một cách thực tế xung quanh lò hơi và kiểm tra những điểm định kỳ sau:

    • Nước cấp mềm phải được kiểm tra sau thường xuyên. Nếu nước cấp thấy cứng, nước mềm phải được tái sinh ngay lập tức.
    • Không có tiếng ồn qúa mức từ động cơ của quạt hay của bất kì bộ phận chuyển động nào khác.
    • Tất cả các van và chỗ nối là không rò rỉ.
    • Không có bất cứ bộ phận nào của lò hơi bị đun nóng quá mức.
    • Bơm cấp đang làm việc ở trạng thái on-off cũng đảm bảo chức năng của công tác điều khiển mức và nó phải đảm bảo rằng lưu lượng nước thích hợp được duy trì.
    • Khí thải từ ống khói là bình thường.
    • Không có sự phát tia điện hay mất liên lạc ở trong những mạch điện đó.
    • Tất cả các bộ điều khiển và thiết bị an toàn là đang hoạt động đầy đủ.
    • Áp suất hơi và mức nước ổn định phải được duy trì trong phạm vi yêu cầu duy trì.
    • Không có việc cháy quá mức của nhiên liệu trong buồng đốt.
    • Việc xả bẩn lò hơi một cách đều đặn. Tần xuất xả bẩn phụ thuộc vào chất lượng của nước đang sử dụng cho lò hơi.
    • Xả bẩn trong công tắc điều khiển mức và ống thuỷ mỗi lần trong một ca.
    • Xả một ít nước cấp của bể mỗi lần một ca, để loại bỏ cáu cặn có thể bị lắng xuống.
    • Ghi lại nhiệt độ khói thoát.
    • Duy trì nhiệt độ tầng sôi trong mức tối ưu.
    • Duy trì áp suất buồng đốt trong khoảng -2 ¸ -5 mm nước. Điều chỉnh nhờ cánh hướng quạt ID.
    • Đảm bảo nhịêt độ khói thoát là ở trong phạm vi yêu cầu của tải. Nếu cao kiểm tra sự bám bẩn của bề mặt truyền nhiệt hay vật cản lối thoát của khói.
    • Kiểm tra và duy trì dòng điện trong động cơ của quạt PA, FD, ID , bơm… trong phạm vi giới hạn và được ghi trong sổ lộ trình của chúng.
    • Đảm bảo rằng không có không khí rò rỉ trong lối ra ổng khói.
    • Đảm bảo đúng kích thứơc của nhiên liệu. Không có các vật lạ như miếng kim loại, đá… trong nhiên liệu và không có sự hỏng hóc máy cấp nhiên liệu khi vận hành.
    • Kiểm tra sự đồng đều của tầng sôi.
    • Kiểm tra và đảm bảo rằng khói hay bộ khử tro bay trong nhà lò hơi được giới hạn.
    • Đảm bảo rằng tất cả sự hoạt động của lò được ghi một cách chính xác trong sổ nhật ký vận hành bao gồm cả hoá chất, xả bẩn…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one